THẾ GIỚI DI ĐỘNG – ĐẾ CHẾ BÁN LẺ TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM VÀ NHỮNG BÀI HỌC CHIẾN LƯỢC

TÓM TT

Thế giới di động là một minh chứng rõ ràng của một doanh nghiệp thành công vượt bậc, liên tiếp giữ vững vị trí bán lẻ số 1 và trở thành một đế chế bán lẻ tại thị trường Việt Nam, khó có doanh nghiệp nào trong nước cùng lĩnh vực có thể sánh bì. Thế giới di động là một tấm gương và sự thành công của Thế giới di động chứa đựng những bài học chiến lược sâu sắc mà các doanh nghiệp đi sau có thể nhìn vào, học hỏi và áp dụng sáng tạo, linh hoạt nhằm mang đến thành công cho doanh nghiệp của mình.

Từ khóa: Thế giới di động, bài học chiến lược, nhà bán lẻ số 1, đế chế bán lẻ

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Thế giới di động được nhận diện là nhà bán lẻ số 1 Việt Nam với doanh số và lợi nhuận lớn nhất trong lĩnh vực bán lẻ tại thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, Thế giới di động là công ty thuộc Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam trong bảng xếp hạng VNR500, đồng thời là công ty Việt Nam duy nhất lọt vào Top 100 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương (Theo báo cáo thường niên của Thế giới di động năm 2020). Để xây dựng được một doanh nghiệp có vị thế và quy mô như vậy, những Nhà sáng lập Thế giới di động đã thực hiện những nước đi chiến lược đúng đắn vào mỗi giai đoạn phát triển, để nắm bắt được cơ hội thị trường, tạo đà và nền tảng cho sự phát triển bền vững của Thế giới di động ngày hôm nay. Bài tiểu luận này nhằm phân tích, làm rõ các bài học chiến lược đã được những Nhà sáng lập Thế giới di động thực hiện và áp dụng để biến Thế giới di động thành một đế chế bán lẻ với quy mô vốn điều lệ trên 4.500 tỷ đồng như ngày hôm nay.

2. THGII DI ĐỘNG – ĐẾ CHBÁN LTI THỊ TRƯỜNG VIT NAM

Thế giới di động (Tên đầy đủ: Công ty cổ phần đầu tư thế giới di động, viết tắt: TGDD) được thành lập vào năm 2004, hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực mua bán sửa chữa các thiết bị liên quan đến điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số và các lĩnh vực liên quan đến thương mại điện tử.

Theo kết quả báo cáo thường niên năm 2020, TGDD hiện đang vận hành các chuỗi bán lẻ bao gồm: Thế giới di động – chuyên mua bán, bảo hành, sửa chữa thiết bị tin học, điện thoại, linh kiện và phụ kiện điện thoại; Điện máy xanh – chuyên kinh doanh các sản phẩm điện máy dân dụng và kỹ thuật số; Bách hóa xanh – kinh doanh rau củ quả, hàng tươi sống và FCMGs; Bluetronics – chuỗi bán lẻ thiết bị điện thoại, phụ kiện và dịch vụ viễn thông tại thị trường Campuchia; Nhà thuốc An Khang – chuỗi bán lẻ dược phẩm. TGDD cũng sở hữu gần như tuyệt đối công ty dịch vụ Tận tâm – chuyên cung cấp dịch vụ lắp đặt, sữa chữa và bảo hành máy móc, thiết bị. Ngoài ra, TGDD cũng sở hữu một công ty công nghệ thông tin nhằm nghiên cứu, phát triển các giải pháp công nghệ cho các hệ thống trực thuộc TGDD.

Phủ sóng 63/63 tỉnh thành từ năm 2012, mở rộng thị trường sang Campuchia, đến nay TGDD đã có tổng cộng 4.096 siêu thị, cửa hàng trên toàn quốc và tại Campuchia. Trong đó, 913 siêu thị Thế giới di động, 1.427 siêu thị trong chuỗi Điện máy xanh, 37 cửa hàng trong hệ thống Bluetronics tại Campuchia, 1.719 siêu thị Bách hóa xanh.

Trong suốt chiều dài phát triển của mình, TGDD luôn duy trì mức tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận ấn tượng và đáng nể. Năm 2020, TGDD ghi nhận mức doanh thu đạt trên 108 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng 6% so với năm 2019 và lợi nhuận thuần 3.920 tỷ đồng, tăng trương 2% so với năm 2019. Tính đến ngày 31.12.2020, vốn điều lệ của TGDD là trên 4,5 ngàn tỷ đồng, vốn đầu tư của chủ sở hữu trên 15 ngàn tỷ đồng, tổng tài sản đạt hơn 46 ngàn tỷ đồng, vốn hóa trên thị trường chứng khoán vượt 93 ngàn tỷ đồng.

Với những thành tích kinh doanh ấn tượng, cùng với độ phủ sóng rộng khắp, quy mô phát triển mạnh mẽ, tầm ảnh hưởng và đóng góp rất lớn vào nền kinh tế Việt nam, năm 2010, TGDD được vinh danh là công ty có doanh số lớn nhất trong tổng giá trị thị trường bán lẻ hàng hóa trực tuyến tại Việt Nam, Top 10 doanh nghiệp lớp nhất Việt Nam theo bảng xếp hạng VNR500, công ty duy nhất của Việt Nam lọt vào Top 100 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương. TGDD cũng được xếp hạng thứ 6 trong Top 10 nhà bán lẻ hàng đầu, có doanh số lớn nhất Đông Nam Á. Năm 2020, TGDD tiếp tục giữ vững vị thế nhà bán lẻ số 1 Việt Nam với khoảng cách vượt trội so với doanh nghiệp cùng ngành.

Biểu đồ 1. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2016 – 2020 (đơn vị: ngàn tỷ đồng)

Có thể nói, với việc duy trì sự phát triển vượt bậc về mặt doanh thu, lợi nhuận, cùng với độ phủ sóng rộng khắp, tầm ảnh hưởng lớn lao, liên tục giữ vững danh hiệu nhà bán lẻ số 1 trong nước, TGDD thực sự là một đế chế bán lẻ tại thị trường Việt Nam. TGDD xứng đáng là một tấm gương cho các doanh nghiệp khác nhìn vào, học hỏi và rút ra những bài học nhằm đề ra những chiến lược phát triển phù hợp cho riêng mình trong bối cảnh nền kinh tế biến động hiện nay.

3. NHNG BÀI HC CHIẾN LƯỢC RÚT RA TSTHÀNH CÔNG CA THGIỚI DI ĐỘNG

Khi nghip tinh gn – định hình, thay đổi mô hình, thích nghi nhanh ttht bi đầu tiên

Khái niệm khởi nghiệp tin gọn bắt đầu được phổ biến từ những năm 2011 trở lại đây sau khi được Ries (2011) giới thiệu trong cuốn sách cùng tên của mình. Phương pháp này đã nhận được rất nhiều bình luận tích cực từ những học giả nghiên cứu về khởi nghiệp và được thừa nhận là phương pháp hữu ích đối với các công ty khởi nghiệp (Eisenmann và cộng sự, 2011; York và Danes, 2014). Tuy nhiên, ít ai biết rằng, những Nhà sáng lập TGDD đã ứng dụng phương pháp này từ trước đó 7 năm, nhanh chóng thất bại, nhận ra sai lầm, thay đổi mô hình kinh doanh và gặt hái những thành công như ngày hôm nay.

Quay lại năm 2004, những nhà sáng lập TGDD đã nhanh chóng nhận ra thị trường điện thoại di động sẽ sớm có những phát triển nóng trong những năm tiếp theo. Hơn thế nữa, nhận biết được khách hàng ở giai đoạn này gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin liên quan đến sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua sắm, thông tin của sản phẩm thường chỉ được giới thiệu qua những người bán hàng, chính vì vậy, những Nhà sáng lập TGDD đã nhanh chóng phát triển mô hình thương mại điện tử đầu tiên: bán hàng trên trang web trực tuyến. Tại thời điểm đó, trang web thegioimobi.com cùng ba cửa hàng bán lẻ điện thoại di động trên các cung đường Lê Lai, Cách Mạng Tháng Tám và Hoàng Văn Thụ đã ra đời. Nếu như website là nơi khách hàng trải nghiệm trực tuyến, tìm hiểu trước thông tin về điện thoại, thì các cửa hàng bán lẻ là nơi khách hàng sẽ đến để trải nghiệm mua sắm sản phẩm thực tế. Ba cửa hàng của TGDD được đặt ở những vị trí thuận tiện, sao cho khách hàng có thể tiếp cận được hệ thống một cách nhanh nhất.

Mọi thứ dường như được sắp đặt và kết hợp một cách hoàn hảo, logic, chỉ chờ ngày hái quả ngọt. Nhưng thực tế triển khai lại nhận được kết quả hoàn toàn trái ngược với dự đoán của những Nhà sáng lập. Sau ba tháng triển khai mô hình, số lượng lượt truy cập vào website tăng chóng mặt, số lượng khách hàng tìm đến cửa hàng để mua sắm cũng tăng nhanh chóng, nhưng doanh thu của hệ thống không có, khách hàng chỉ đến rồi rời đi. Những nguyên nhân thất bại, vấn đề được mổ xẻ và phân tích, cuối cùng, TGDD đã tìm ra được câu trả lời cho chính mình: website hoạt động tốt, hoành tráng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nhưng ba cửa hàng bán lẻ có quy mô quá nhỏ, khách hàng tìm đến nhưng không hài lòng và rồi không đưa ra quyết định mua sắm.

Nhanh chóng phân tích, đánh giá và nhận ra sai lầm từ thất bại đầu tiên, chỉ ba tháng sau, TGDD đã sửa sai bằng cách chuyển đổi mô hình kinh doanh thành thương mại điện tử kết hợp với bán lẻ tại cửa hàng, siêu thị quy mô lớn hơn, nhằm nâng cao trải nghiệm, sự hài lòng của khách hàng khi đến mua sắm trực tiếp. Cửa hàng TGDD đầu tiên với quy mô gần 200m2 tại 89A Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 chính là cột mốc quan trọng, đánh dấu cho nước đi chiến lược đúng đắn của những Nhà sáng lập TGDD, mở ra một kỷ nguyên mới và đưa TGDD trở thành đế chế bán lẻ số một Việt Nam ngày hôm nay.

ng dng tsm hthng thông tin vào qun trvà bán l

Ngay từ thuở mới thành lập, TGDD đã ý thức được tầm quan trọng của công nghệ và xác định ứng dụng hệ thống thông tin là vũ khí chiến lược, quyết định thành công của toàn hệ thống. Do đặc thù tính chất của doanh nghiệp, hệ thống công nghệ thông tin của TGDD được xây dựng từ đầu bởi chính đội ngũ TGDD, bao gồm: các website giới thiệu, bán hàng trực tuyến; hệ thống ERP đồ sộ bao gồm các chức năng như quản lý nhân sự, quản lý bán hàng, quản lý kho bãi, hàng tồn kho, quản lý; hệ thống quản lý và phân tích báo cáo Business Intelligence; hệ thống chăm sóc khách hàng CRM. Các hệ thống này bắt đầu được xây dựng từ năm 2004 và tiếp tục được phát triển, củng cố thêm các tính năng theo từng giai đoạn song song với các giai đoạn phát triển của TGDD.

Ứng dụng hệ thống thông tin từ sớm vào hoạt động bán lẻ, cụ thể là xây dựng website bán hàng thegioididong.com đã cung cấp cho khách hàng của TGDD những trải nghiệm mới mẻ, cách tiếp cận sản phẩm mới, tìm hiểu được đầy đủ thông tin của sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua hàng, giúp cho quá trình mua hàng của người dùng trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn. Chính việc triển khai thương mại điện tử ngay từ giai đoạn đầu đã giúp TGDD tăng thêm năng lực cạnh tranh, góp phần thúc đầy sự tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của toàn hệ thống. Hiện nay, các hệ thống bán lẻ của TGDD đều có website bán hàng riêng. Đặc biệt, theo thống kê của iPrice trong tháng quý 2/2021, các website của thế giới di động đều có lượt truy cập rất cao, đứng đầu trong nhóm ngành hàng điện tử, cụ thể website thegioididong.com có lượt truy cập là 36,27 triệu lượt/tháng, trong khi đó bachhoaxanh.com có số lượt truy cập trung bình theo tháng là 21,3 triệu lượt. Kết quả báo cáo thường niên của TGDD năm 2020 cũng cho thấy tổng doanh thu từ hoạt động bán hàng trực tuyến qua các website thương mại điện tử là 9.386 tỷ đồng, chiếm khoảng 9% tổng doanh thu của TGDD trong năm 2020.

Ngoài ra, TGDD cũng đã xây dựng hệ thống ERP từ rất sớm nhằm hỗ trợ việc bán hàng, quản lý nhân sự, nhân viên, liên kết các bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp, qua đó giúp quá trình vận hành hệ thống được diễn ra mạch lạc và xuyên suốt, nâng cao năng suất làm việc và hiệu quả kinh doanh. Hệ thống quản lý bán hàng giúp cho nhân viên tư vấn có thể nhanh chóng truy cập được đầy đủ thông tin tính năng, khuyến mãi, giá cả, tình trạng tồn kho của sản phẩm, qua đó giúp cho việc tư vấn sản phẩm trở nên dễ dàng, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn. Bên cạnh đó, các hệ thống thống kê, quản lý kết quả kinh doanh, phân tích báo cáo cũng là những công cụ hữu ích giúp cho ban lãnh đạo của TGDD nhanh chóng đưa ra các quyết định dựa trên số liệu một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác.

Có thể nói rằng, chiến lược ứng dụng hệ thống thông tin từ sớm vào các hoạt động bán lẻ, quản trị doanh nghiệp đã giúp cho TGDD tạo ra năng lực cạnh tranh tốt hơn so với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực tại thời điểm bấy giờ, và cho đến hôm nay hệ thống đó đã và đang tạo ra một nền tảng công nghệ giúp cho hoạt động kinh doanh, cũng như các hoạt động khác nhau trong toàn hệ thống của TGDD diễn ra trơn tru, mạch lạc và xuyên suốt. Các website thương mại điện tử trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra lợi nhuận, hiệu quả tài chính cho TGDD. Còn các hệ thống quản trị đằng sau giúp cho các hoạt động nội bộ được diễn ra xuyên suốt, tiết kiệm được nhiều chi phí quản lý, vận hành, hỗ trợ quá trình ra quyết định của ban lãnh đạo, qua đó gián tiếp tạo ra giá trị tích cực vào hiệu quả tài chính của toàn bộ hệ thống.

Tp trung nâng cao tri nghim mua sm và shài lòng ca khách hàng

Ngay từ những ngày đầu phát triển, TGDD đã đưa ra chiến lược tập trung vào khách hàng (customer centric) và cho đến tận hôm nay, chiến lược này vẫn luôn luôn được xem là chiến lược tối quan trọng, quyết định mọi sự thành bại của toàn bộ hệ thống. Thậm chí, chiến lược này đã thành triết lý kinh doanh của TGDD: Khách hàng phải ở vị trí số 1, tất cả các yếu tố khác từ nhân viên, nhà cung cấp đến đối tác đều phải xếp ở phía sau.

Chiến lược tập trung vào khách hàng, nhằm nâng cao trải nghiệm mua sắm và sự hài lòng của khách hàng được thể hiện qua: Thứ nhất – tối ưu hệ thống website, nhằm mang tới cho khách hàng những trải nghiệm trực tuyến tốt nhất; Thứ hai – cải thiện trải nghiệm mua sắm trực tiếp tại cửa hàng bao gồm vị trí, diện tích của cửa hàng, thái độ của nhân viên, cách thức tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng.

Ngay từ đầu, TGDD đã phát triển hệ thống website thương mại điện tử, nhằm tạo ra một trải nghiệm mới cho khách hàng trong việc tiếp cận và tìm hiểu sản phẩm, cho thấy các Nhà sáng lập TGDD quan tâm và hướng về phía khách hàng như thế nào. Phát triển theo thời gian, các website thương mại điện tử của TGDD luôn luôn không ngừng được cải tiến, phát triển theo hướng nâng cao hơn nữa trải nghiệm người dùng, tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm trực tuyến cho khách hàng. Khi sử dụng website TGDD, khách hàng luôn dễ dàng truy cập thông tin, miêu tả chi tiết, thông số kỹ thuật của sản phẩm. Hơn thế nữa, để ra quyết định mua bán sau cùng, khách hàng có thể thực hiện việc so sánh các sản phẩm trực tiếp ngay trên website, từ đó lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu thực tế, túi tiền của mình. Website của TGDD luôn được đánh giá là website mang đến trải nghiệm tốt nhất, tốc độ tải nhanh, dễ sử dụng và thuận tiện.

Cũng chính từ thất bại đầu tiên, các Nhà sáng lập TGDD đã nhận ra tầm quan trọng của trải nghiệm mua sắm trực tiếp tại cửa hàng. Thành công của ngày hôm nay có lẽ đến từ quyết định đúng đắn của TGDD khi đóng cửa 3 cửa hàng nhỏ đầu tiên để tập trung mở một siêu thị lớn hơn, mục tiêu để khách hàng cảm thấy hài lòng hơn và có trải nghiệm tốt hơn khi đến mua sắm trực tiếp tại cửa hàng. Việc bày trí tại cửa hàng, từ các kệ trưng bày sản phẩm, khu vực trải nghiệm sản phẩm, đến các bàn tư vấn, khu vực thanh toán cũng được TGDD nghiên cứu một cách nghiêm túc, bài bản giúp cho hành trình mua sắm của khách hàng trở nên thuận lợi nhất có thể. Được đào tạo phục vụ khách hàng theo hướng để khách hàng thoải mái nhất, chứ không phải chỉ chăm chăm bán được hàng, đội ngũ nhân viên cửa hàng từ bảo vệ đến nhân viên tư vấn luôn có thái độ niềm nở, vui vẻ đối với khách hàng, kể cả lúc khách hàng đến và không mua gì lúc ra về. Nhân viên của TGDD được huấn luyện rằng khách hàng chính là nguồn sống của doanh nghiệp, khách hàng hài lòng và thoải mái vui vẻ thì doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển được. Trong chặng đường phát triển hơn 17 năm từ 2004 đến nay, thái độ chuyên nghiệp của nhân viên TGDD luôn được người tiêu dùng đánh giá rất cao, tạo ra một năng lực cạnh tranh đặc biệt và trở thành một dấu ấn trong dịch vụ của TGDD. Ngoài ra, quy trình mua hàng tại cửa hàng cũng được tối ưu hóa, việc lựa chọn sản phẩm, mua bán và thanh toán rất tinh gọn. Hơn nữa, các công việc liên quan đến giấy tờ được cắt giảm, thay vì thế, thông tin khách hàng được lưu trữ để phục vụ cho việc chăm sóc khách hàng sau bán và các dịch vụ hậu mãi, bảo hành.

Chiến lược tập trung vào khách hàng với mục tiêu nâng cao trải nghiệm mua sắm, sự hài lòng của khách hàng đã góp phần không nhỏ vào sự thành công của TGDD ngày hôm nay. Không những thế, chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng của TGDD ngày hôm nay đã trở thành một dấu ấn riêng của thương hiệu này.

Mrng lĩnh vực, ngành hàng, đa dạng hóa mô hình kinh doanh và sn phm

Để trở thành một đế chế bán lẻ như ngày hôm nay, TGDD đã không ngừng thực hiện chiến lược mở rộng kinh doanh, thâm nhập các lĩnh vực bán lẻ khác nhau, đa dạng hóa mô hình kinh doanh và sản phẩm.

Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, nhờ sự nhạy bén thị trường của các Nhà sáng lập, TGDD từ một doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào mua bán thiết bị di động, kỹ thuật số trong giai đoạn 2004 – 2010 đã liên tục mở rộng kinh doanh, tham gia vào các lĩnh vực bán lẻ khác nhau từ điện máy, điện tử tiêu dùng với thương hiệu Điện máy xanh (2010) đến lĩnh vực bản thực phẩm và tiêu dùng nhanh với thương hiệu Bách hóa xanh (2015) , thị trường bán lẻ dược phẩm với chuỗi cửa hàng nhà thuốc An khang (2018).

Bên cạnh đó, TGDD cũng liên tục áp dụng các mô hình kinh doanh khác nhau. Mô hình kinh doanh cộng tác viên nhằm liên kết với các cửa hàng nhỏ lẻ kinh doanh thiết bị điện tử, kỹ thuật số trên khắp cả nước. Mô hình chuỗi điện thoại siêu rẻ tập trung kinh doanh phân phối các mặt hàng điện thoại giá rẻ dưới 8 triệu. Mô hình siêu thị siêu nhỏ (supermini) điện máy xanh nhằm thâm nhập, giành thêm thị phần ở các tuyến nhỏ hơn như huyện, xã, khu vực nông thôn. Các mô hình kinh doanh có mức độ thành công khác nhau, có mô hình đã đóng cửa như chuỗi điện thoại siêu rẻ vì khó phát triển doanh thu, cũng có mô hình đang hoạt động hiệu quả, mang lại doanh thu bình quân 1 tỷ đồng/tháng/cửa hàng như chuỗi siêu thị siêu nhỏ điện máy xanh.

Hình 1. Mô hình kinh doanh cộng tác viên

Không những thế, TGDD cũng không ngừng tiến hành đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh nhằm tiếp cận những nhóm khách hàng khác nhau. Từ năm 2008, TGDD bắt đầu kinh doanh laptop, 2009 – mở rộng bán thêm các thiết bị camera, máy nghe nhạc. Năm 2019, thế giới di động bắt đầu đưa đồng hồ vào danh mục kinh doanh của các cửa hàng thế giới di động với mục tiêu trở thành điểm đến uy tín cho các khách hàng quan tâm và có nhu cầu về mảng này. Năm 2021, TGDD tiếp tục đưa xe đạp vào kinh doanh ở chuỗi cửa hàng điện máy xanh, tận dụng không gian trống phía trước mỗi cửa hàng. Trong năm 2020, doanh thu từ kinh doanh máy tính xách tay đạt hơn 3.300 tỷ đồng, còn đồng hồ là 1.400 tỷ đồng (số liệu tháng 11/2020).

Biểu đồ 2. Cơ cấu doanh thu TGDD theo chuỗi và sản phẩm kinh doanh 2019 – 2020

Cho đến hiện tại, chuỗi điện máy xanh đã vượt qua cả người anh cả là thế giới di động, trở thành lĩnh vực kinh doanh mang lại nguồn thu lớn nhất cho TGDD (53,2%, số liệu 2020). Bên cạnh đó, các nhóm hàng như đồng hồ, phụ kiện, máy tính bảng, máy tính xách tay cùng với điện thoại di động cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất (38,6%, số liệu 2020) trong cấu trúc doanh thu theo sản phẩm kinh doanh của TGDD.

Kết quả kinh doanh thực tế chứng tỏ chiến lược mở rộng kinh doanh, thâm nhập các lĩnh vực bán lẻ khác nhau, đa dạng hóa mô hình kinh doanh và sản phẩm của TGDD đã đạt được hiệu quả cao, giúp cho cấu trúc doanh thu của TGDD trở nên đa dạng. Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà các lĩnh vực, ngành hàng đóng góp các mức độ doanh thu khác nhau trong tổng doanh thu của toàn hệ thống.

Chiến lược sáp nhp và mrng quy mô

Nhắc đến TGDD, không thể không nhắc đến các thương vụ mua bán sáp nhập đình đám. Nhắc đến TGDD là nhắc đến một doanh nghiệp có độ phủ sóng 63/63 tỉnh thành, với trên 4000 cửa hàng (2020) từ lớn đến nhỏ. Chiến lược mở rộng quy mô, nhân rộng số lượng cửa hàng, tăng độ phủ sóng về mặt địa lý cùng với các thương vụ sáp nhập chính là một trong những chiến lược hiệu quả, đưa TGDD đi đến thành công và trở thành một đế chế bán lẻ của Việt Nam ngày hôm nay.

Từ 1 cửa hàng ban đầu, số lượng cửa hàng TGDD từ sau 2004 cứ tiếp đà tăng lên thành 7 (2007), thành 40 (2009), thành 210 (2012) và rồi là 4096 cửa hàng vào cuối năm 2020. Với chiến lược mở rộng của mình, TGDD đã nhanh chóng phủ sóng toàn quốc từ năm 2012. Ở tất cả các tỉnh thành, đều có sự hiện diện của TGDD. Không chỉ có tại Việt Nam, từ năm 2017, TGDD cũng đã bắt đầu tìm hiểu và tham gia vào lĩnh vực bán lẻ điện thoại, điện máy tại thị trường Campuchia với chuỗi điện máy Bluetronics. Số lượng cửa hàng cũng nhanh chóng được mở rộng, cho đến cuối năm 2020, con số đó đã là 39.

Để có được độ phủ sóng rộng khắp cùng với số lượng cửa hàng lớn như vậy, một phần nhờ vào các chiến lược, kế hoạch gọi vốn và sáp nhập thông minh của TGDD. Trước hết phải kể đến thương vụ đầu tư của Mekong Capital vào TGDD năm 2007. Theo đó, bằng việc đầu tư 3,5 triệu đô tương ứng với 35% cổ phần, Mekong Capital đã đưa giá trị của TGDD lên con số 10 triệu đô tại thời điểm bấy giờ. Đến năm 2013, giá trị của TGDD tăng lên thành 100 triệu đô (gấp 10 lần so với 2007) qua thương vụ đầu tư của cựu CEO Bestbuy International là Robert A. Willet và công ty CDH Electric Bee Limited. Hai nhà đầu tư này đã đầu tư tổng cộng 20 triệu đô để đổi lấy 20% cổ phần của TGDD. Đến năm 2018, TGDD hoàn thành vụ sáp nhập đình đám, mua lại gần như tuyệt đối cổ phần Trần Anh – một trong những chuỗi điện máy lớn nhất miền bắc lúc bấy giờ. Thương vụ này đã tiêu tốn của TGDD khoảng 2.500 tỷ đồng, tuy nhiên đã giúp TGDD thâu tóm đến 45% thị phần trong mảng điện thoại di động và 35% thị phần điện máy trong năm 2018.

Những thương vụ sáp nhập, gọi vốn của TGDD trong suốt quá trình phát triển đã thành công rực rỡ, nhanh chóng nâng cao giá trị của TGDD, đồng thời tạo tiền đề, cơ sở cho việc mở rộng quy mô, tăng số lượng cửa hàng, phủ sóng tất cả các tỉnh thành và mở rộng qua thị trường Campuchia. Ở một chiều hướng ngược lại, chính những kế hoạch chiến lược mở rộng quy mô táo báo, nhưng đầy đủ cơ sở được đề ra của các Nhà sáng lập TGDD cũng chính là căn cứ để các nhà đầu tư nước ngoài quyết định đầu tư vào TGDD, qua đó nâng cao vị thế của TGDD trong thị trường. Có thể thấy rằng, TGDD có thể tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ như vậy chính là nhờ các chiến lược sáp nhập, gọi vốn, mở rộng quy mô hợp lý của các Nhà sáng lập TGDD.

4. KT LUN

Xuyên suốt hành trình hình thành và phát triển, Thế giới di động từ một doanh nghiệp nhỏ bé được sáng lập bởi 5 thành viên đã trở thành đế chế bán lẻ số một của thị trường Việt Nam với doanh thu và lợi nhuận cao nhất khi so sánh với các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực. Để có được thành công đó, các Nhà sáng lập TGDD đã liên tục sáng tạo, phát huy sự nhạy bén về thị trường, áp dụng các chiến lược phát triển phù hợp vào từng giai đoạn.

Nhanh chóng nhận ra sai lầm, cải tiến mô hình kinh doanh để phù hợp với nhu cầu thị trường, người tiêu dùng chính là nước đi chiến lược đầu tiên, đặt nền móng cho sự thành công của TGDD sau này.

Tiếp theo đó, việc ứng dụng từ sớm hệ thống thông tin vào bán lẻ và quản trị doanh nghiệp đã giúp TGDD kinh doanh hiệu quả, giảm bớt các chi phí quản lý, tăng cường hiệu quả phối hợp giữa các đơn vị, phòng ban.

Đặt khách hàng vào trung tâm, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, trải nghiệm mua sắm và làm tăng sự hài lòng của khách hàng đã trở thành một dấu ấn riêng, đóng vai trò mấu chốt và trở thành triết lý kinh doanh của toàn hệ thống TGDD.

Mở rộng lĩnh vực, ngành hàng, đa dạng hóa mô hình kinh doanh và sản phẩm đã giúp làm đa dạng hóa cấu trúc doanh thu, đồng thời giúp TGDD khai phá, chinh phục và đa dạng hóa các lĩnh vực và ngành hàng kinh doanh.

Chiến lược sáp nhập, gọi vốn và mở rộng quy mô của TGDD chính là chiến lược cực kỳ quan trọng đá giúp TGDD có những bước nhảy vọt nhanh chóng về giá trị doanh nghiệp và quy mô.

TGDD là một tấm gương và sự thành công của TGDD là một bài học kinh điển đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp bán lẻ. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm riêng biệt, kết hợp với các yếu tố môi trường xung quanh, cần phải xem xét và cân nhắc những chiến lược phát triển sao cho phù hợp. Học tập các chiến lược của các doanh nghiệp thành công, đòi hỏi các ngươi chủ doanh nghiệp phải cân nhắc tình hình thực tế, áp dụng một cách sáng tạo và đầy tính chủ động, linh hoạt nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp của mình.

Loading

What’s your Reaction?
+1
1
+1
0
+1
0

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *